Dòng tiền vận động, tốc độ vận động phụ thuộc nhiều yếu tố. Tốc độ vận động dòng tiền được thể hiện qua nhiều khía cạnh, có thể là luân chuyển vốn, khả năng thanh toán, bán chứng khoán,… hiện nay người ta gọi chung đó chính là khả năng thanh khoản. Một lĩnh vực có tính thanh khoản cao được coi là có lợi hơn các lĩnh vực còn lại khi bạn nhanh chóng chuyển nhượng những sở hữu đó sang hình thức tiền pháp định để bảo toàn vốn cũng như giá trị đồng tiền sở hữu.
Thanh khoản là gì?
Nội dung chính
Thanh khoản (hay Liquidity) là khái niệm quan trọng cũng như phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Tính thanh khoản chỉ mức độ lưu động (tính lỏng) của một sản phẩm/tài sản được mua vào hoặc bán ra mà giá không bị ảnh hưởng nhiều.
Tính thanh khoản là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt – Có thể hiểu đơn giản là như vậy.
Ví dụ tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Có thể “bán” (đổi hàng hóa/dịch vụ) nhanh nhất hưng giá trị hầu như không thay đổi.
Ý Nghĩa Tính Thanh Khoản
Ý nghĩa tính thanh khoản trong đầu tư tài chính, đầu tư coin, đầu tư forex,..thể hiện ở khả năng chuyển đổi nhanh hay chậm, mức độ an toàn khi chuyển đổi tiền pháp định thành tài sản
Tính thanh khoản cũng tỉ lệ thuận với mức độ năng động, hiệu quả thị trường. Thị trường càng sôi động thì tính thanh khoản càng cao.
Xếp Loại Tài Sản Thanh Khoản
Mức độ thanh khoản từ cao đến thấp được đánh giá như sau:
- Tiền mặt
- Đầu tư ngắn hạn
- Khoản phải thu
Tiền mặt trở thành thước đo cho tính thanh khoản.
Hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất, hàng tồn kho phải trải qua phân phối, tiêu thụ, rồi mới trở thành tiền mặt.
Nguồn Cung Cấp Thanh Khoản
Nguồn cung cấp thanh khoản đến từ:
- Các khoản tiền gửi nhận
- Phí thu từ cung cấp dịch vụ
- Các khoản tín dụng thu về
- Bán tài sản đang kinh doanh và sử dụng
- Vay mượn từ thị trường tiền tệ
- Nhu Cầu Tạo Ra Thanh Khoản
Hoạt động tạo ra nhu cầu thanh khoản ngân hàng gồm:
- Khách hàng rút tiền từ khoản gửi
- Khách hàng đề nghị vay vốn
- Thanh toán khoản phải trả khác
- Chi phí tạo ra sản phẩm dịch vụ ngân hàng
- Thanh toán cổ tức cổ đông
Khuyến Nghị Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản
Các biện pháp quản lý rủi ro:
- Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm mục đích thực hiện đang dạng hóa, thu hút nguồn vốn.
- Sử dụng công cụ tái cấp vốn.
- Quản lý, thực hiện nghiêm túc quy định hoạt động tín dụng Nhà nước.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động cân bằng vốn và đầu tư trung hạn và ngắn hạn.
- Duy trì tỷ lệ dự trữ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tỷ lệ hợp lý.
- Quản lý tốt rủi ro thanh khoản.