Hé lộ chỉ số EPS là gì và phân loại của nó

eps là gì

EPS là chỉ số không còn quá xa lạ với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Nó giúp nói lên mức lợi nhuận có trên mỗi cổ phiếu trong một doanh nghiệp hay công ty nào đó. Thế nhưng, nếu bạn không làm bên tài chính hoặc mới làm quen với thị trường này thì chưa chắc đã hiểu EPS là gì? Cùng theo dõi bài sau để khám phá thêm về chỉ số này.

Chỉ số EPS là gì? Nó có công thức tính như thế nào?

Earnings Per Share hay EPS dùng để chỉ tỷ suất thu nhập trên từng cổ phần của công ty, doanh nghiệp. Trong chứng khoán, chỉ số này được xem là phần lợi nhuận thu về ở mỗi khoản đầu tư ban đầu của cổ đông công ty.

Tìm hiểu chỉ số EPS là gì?
Tìm hiểu chỉ số EPS là gì?

Tính được chỉ số EPS sẽ giúp bạn nắm được lợi nhuận mà công ty phân bổ cho cổ phiếu đang lưu hành trên các sàn giao dịch. Lấy ví dụ, doanh nghiệp của bạn hiện có 1 triệu cổ phiếu đang được lưu hành. Nó tương ứng với mức lợi nhuận sau thuế khoảng 1 triệu USD.

Vậy chỉ số EPS của một cổ phiếu trong công ty sẽ tương đương với 1 USD hay lợi nhuận cổ phiếu bằng là 1 đô la Mỹ. Công thức tính của chỉ số này sẽ bằng thu nhập ròng trừ cổ phiếu/cổ tức ưu đãi và chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Trong đó, thu nhập lòng chính là tổng số lợi nhuận thu về của doanh nghiệp. Nó đã có sự điều chỉnh về các khoản chi phí khác như thuế, khấu hao, lãi suất hay chi phí hoạt động…. 

Thu nhập ròng sẽ bằng thu nhập thuần cộng với lợi nhuận từ hoạt động tài chính và một số khoản thu nhập bất thường khác. Sau đó trừ đi giá vốn bán hàng, chi phí và mức thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải đóng.

Xem thêm: Giải đáp: Điều kiện trở thành Trader là gì?

Các loại chỉ số EPS mà nhà đầu tư cần biết

Bên cạnh việc hiểu biết về EPS là gì,  bạn cũng phải nắm được các dạng của loại chỉ số này. Ví dụ:

Chỉ số basic EPS – EPS cơ bản

Đây là chỉ số chỉ mức lợi nhuận cơ bản có trên một cổ phiếu của công ty hoặc doanh nghiệp. Basic EPS thường có mặt tại các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp, công ty.

Không chỉ vậy, nó còn được nằm trong các dự án đầu tư vì có vai trò phản ánh mức lợi nhuận của cổ phiếu. Công thức đơn giản, dễ nhớ và dễ tính toán là điểm cộng của chỉ số này.

Chỉ số Diluted EPS – EPS pha loãng

Là chỉ số thường xuyên được sử dụng tại các trường hợp như cổ phiếu ưu đãi, phát hành thêm hoặc đông ty công bố các trái phiếu chuyển đổi. Lúc này EPS có trong chứng khoán của công ty sẽ tăng số lượng các cổ phiếu ở tương lai. 

Chỉ số Diluted EPS
Chỉ số Diluted EPS

Hy vọng bài viết của web về Đầu Tư tài chính đã giúp quý độc giả hiểu rõ về chỉ số EPS là gì và công dụng của nó. Từ đó có thêm các kiến thức hữu ích trong đầu tư tài chính khi mới làm quen với môi trường này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status